Lịch Sử Cờ Tướng Ra Đời Và Sự Kỳ Diệu Của Trò Chơi Cờ Tướng, Cờ Tướng Nguồn Gốc Từ Đâu

-

Từ thuở xưa người Việt đã biết đến bộ môn cờ Tướng được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên trong số những người thành thạo trò chơi trí tuệ này thì có mấy ai biết đến lịch sử hình thành hay nguồn gốc của nó.


Truy tìm nguồn gốc lịch sử cùng với những sự thay đổi của cờ tướng từ nghìn năm trước cho tới nay chắc chắn sẽ là điều thú vị đối với những người yêu thích bộ môn này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích giải mã toàn bộ về nguồn gốc của cờ tướng. Chơi giỏi chưa đủ mà bạn còn phải nắm rõ về nguồn gốc của nó mới xứng đáng là cao thủ.

Bạn đang xem: Lịch sử cờ tướng

1. Lịch sử hình thành cờ tướng

Trung Hoa - một đất nước nổi tiếng với những trận chiến trường kỳ trong đó xuất hiện rất nhiều chiến thuật giữ nước khác nhau đến từ các vị cao nhân hay những nhà chính trị tài ba kiệt xuất.


Lịch sử hình thành cờ tướng

Một trò chơi có tên là “Tượng kỳ” đã được xuất hiện ở thời chiến quốc và đó chính là thú vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào có đề cập về sự liên quan của bộ môn này với cờ tướng hiện tại vậy nên đây không phải là chi tiết mà chúng ta cần lưu ý.

Murray đã đưa ra giả thuyết đó là tại Trung Quốc, đã chiếm lấy bàn cờ với tên gọi 1 trò chơi với tên gọi là “Tượng kỳ” mang ý nghĩa là Thiên văn học. Theo đó nó đại diện cho những chuyển động rõ ràng của vật thể thiên văn học trên bầu trời đêm mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nhưng đó vẫn chưa thấy sự liên kết nào với bộ môn cờ tướng bây giờ cả. Vì vậy giả thuyết này chưa thực sự thuyết phục những độc giả tìm hiểu, vậy nên hãy đến với một giả thuyết khác để xem nó có khả thi hơn không nhé.


Cờ tướng được hình thành như thế nào?

Một giả thuyết khác cho rằng cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga - đây là một loại cờ cổ được phát minh từ đất nước Ấn Độ ở đầu thế kỷ V đến thế kỷ VI. Theo đó Saturanga chính thức được hình thành từ Ấn Độ sau đó đi về phía Tây thì được gọi với tên Cờ vua và đi về phía Đông lại được gọi với cái tên Cờ tướng.

Trong cờ tướng cổ không có xuất hiện quân Pháp và Sông, nhưng sau đó các nhà nghiên cứu đều thống nhất bổ sung quân Pháo từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện cho tới ngày hôm nay vào thời nhà Tống. Lý do rất đơn giản đó là tới thời điểm đó thì con người mới tìm ra vũ khí chiến lược là pháo để sử dụng trong chiến tranh.

2. Tại sao gọi là “Cờ tướng”?

Cờ tướng là một trận địa thu nhỏ trong đó nó thể hiện đầy đủ các laoij vũ khí khác nhau được sử dụng trong thời chiến như Pháo, Tượng, Xe, Mã,... Vì vậy thông qua bàn cờ tướng với 1 ván cờ, người chơi lẫn người xem sẽ nắm bắt và hình dung cụ thể nhất một trận đấu sinh động của thời trung quốc cổ hiện ra ngay trước mắt. Mức độ nó gay cấn ra sao thì sẽ tùy thuộc vào các người chơi với những chiến thuật như thế nào.

Người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là “Tượng kỳ” với ý nghĩa là cờ hình tượng hoàn toàn không phải lý do là vì nó có quan tượng xuất hiện trên bàn cờ. Tuy nhiên cũng có một vài lý giải mang ý nghĩa ngược lại đó là trước thời nhà Nguyên của nước Mông Cổ năm 1271 - 1368 thì chưa có voi, khi họ tiếp nhận Saturanga thì thấy có 1 quân voi lạ nên bèn gọi là “Tượng kỳ” hay còn được gọi với cái tên là Cờ voi.


Tại sao gọi là “Cờ tướng”?

Loại cờ này từ khi du nhập vào Việt Nam, người ta nhận thấy trong bàn cờ có quân tướng là quan trọng nhất vì vậy mà đặt tên là Cờ tướng, thật đơn giản đúng không nào.

Đó chính là nguồn gốc xuất xứ của tên gọi cờ Tướng mà các bạn nên biết, là một cao thủ cờ tướng không thể nào không biết tới lịch sử hình thành cũng như nguồn gốc xuất xứ của trò chơi này được.

3. Lục tìm sự cải tiến với cờ Tướng của người Trung quốc

Để có được một bàn cờ tướng hoàn chỉnh như ngày nay thì người xưa đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và cho ra những phát minh mới nhất phù hợp với quy luật vốn có của nó. Tuy nhiên có thể bạn chưa hiểu rõ về những thay đổi này đúng không? Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay với những nội dung bên dưới này nhé:

3.1. Tìm ra vị trí đặt các quân cờ theo cách cố định

Việc đặt vị trí các quân trên bàn cờ mang ý nghĩa rất quan trọng, nếu chúng không được sắp xếp theo một trật tự nhất định thì người chơi khó thể nào mà nắm bắt, theo dõi hay tư duy về cách đánh khi vào trận. Do đó đây có thể coi là một phát minh cực kỳ hữu hiệu với trò chơi cờ tướng.

Trên bàn cờ xuất hiện rất nhiều ô vuông, tuy nhiên mỗi ô vuông ấy không được hình thành để chứa các quân cờ, các quân cờ sẽ được đặt vào các giao điểm các đường thẳng và khi di chuyển cũng là di chuyển tại các giao điểm khác nhau trên bàn cờ chứ không phải là nhảy vào ô như nhiều người nghĩ đâu nhé.


Lục tìm sự cải tiến với cờ Tướng của người Trung quốc

Với cách quy định này, trong bàn cờ của Saturanga có thể tăng thêm số điểm đặt quân từ 64 lên đến 81, số quân được đặt ở hàng cuối được tăng từ 8 lên 9.

Vua sẽ được đặt ở trung tâm của hàng dưới cùng trong bàn cờ tướng, bên cạnh sẽ có 2 quân Sĩ, đồng thời chữ X trước mặt vua được thêm vào vậy là có cửu cung.

3.2. Bổ sung quân Pháo vào bàn cờ tướng

Trong bàn cờ tướng cổ đại không có quân Pháo, mãi khi tới thời nhà Đường quân Pháo mới được bổ sung. Pháo chính là quân cờ được ra đời muộn nhất, có nhiều ý kiến cho rằng thời xưa không có pháo binh tuy nhiên suy nghĩ này lại chưa hoàn toàn chính xác. Sở dĩ quân Pháo xuất hiện muộn là do bàn cờ chưa đủ rộng để chứa thêm bất cứ một quân cờ nào, chứ Pháo binh thì có từ rất lâu rồi.

Xem thêm: Công ty phương trang tuyển dụng 2016, công ty cp xe khách phương trang futa buslines

Với 64 ô không đủ để chứa thêm bất cứ một quân nào khác vào bàn cờ tướng, chỉ khi con số 64 được nâng lên thành 81 thì pháo mới chính thức được xuất hiện trong bàn cờ tướng như hiện nay.


Bổ sung quân Pháo vào bàn cờ tướng

Khi có chỗ đặt 2 quân Pháo trong bàn cờ đồng nghĩa với việc hàng phòng thủ phải tiến lên tít trên dẫn đến việc đối phương không có bất kỳ đối thủ nào dám tấn công chốt, chỉ cần tiến lên 1 bước là bị chốt của đối phương ăn mất. Vậy là Sở hà Hán giới ra đời, nó tạo thêm không gian ngăn cách giữa 2 bên, lúc này cũng là lúc hình thành thêm 9 điểm đặt quân nữa, như vậy bàn cờ tướng có chính xác là 90 điểm đặt quân chứ khoogn còn là 64 hay 81 nữa.

3.3. Cải tiến quân cờ trong bàn cờ tướng

Không chỉ cải tiến về vị trí đặt quân hay xuất hiện thêm quân, bàn cờ tướng còn được cải thiện về hình dáng các quân cờ. Từ thời đường, cờ tướng có đặc điểm là lập thể, bàn cờ có 64 ô vuông xen kẽ nhau, chúng được thể hiện với 2 màu trắng đen để phân biệt rõ 2 bên đối thủ.

Cho đến khi sang thời Tống thì quân cờ này lại hoàn toàn thay đổi, chúng được cải tiến thành hình dẹt và phẳng, bên trên là các ký tự chữ như cờ tướng hiện tại. Với sự thay đổi này nhiều người lúc bấy giờ lại cho rằng đây không được coi là 1 sự cải tiến mà chính xác hơn là một sự “cài lùi” bởi vì người ta nhận thấy rằng với hình dạng này nó sẽ tiết kiệm hơn trước rất nhiều, có thể là kinh tế khi ấy đã ảnh hưởng tới sự thay đổi đó.


Cải tiến quân cờ trong bàn cờ tướng

Bạn có thể liên tưởng tới bàn cờ vua hiện nay, nếu như đặt các quân cờ trên ô thì nó lại không thể che hết ô vuông đó, còn nếu đặt ở các giao điểm thì nó lại che khuất tầm nhìn, chính vì vậy mà nhiều người theo giả thuyết này mà chấp nhận về sự thay đổi dẹt và phẳng kia.

Kể từ khi bàn cờ Saturanga du nhập, người dân Trung Hoa nhận thấy điểm ưu việt của nó và lúc này đã xảy ra tình trạng đó là hàng ngoại lấn át hàng nội địa. Tình trạng này kéo dài dẫn tới việc bàn cờ tướng của Trung Quốc không còn tồn tại và xuất hiện nữa. Việc có bàn cờ tướng như hiện nay chính là nhờ sự tư duy và cải tiến của hàng vạn người qua nhiều thế hệ khác nhau với hàng vạn năm mới có thể hoàn chỉnh.


Sự cải tiến hình dạng quân cờ tướng là cần thiết

Như vậy banthe247.com vừa cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về nguồn gốc cờ tướng. Hy vọng sau khi đọc được những tin tức này bạn sẽ nắm bắt được những kiến thức hữu ích liên quan tới bộ môn cờ tướng nhất là những bạn sắp chuẩn bị thi đấu hay có ý định trở thành cao thủ với trò chơi này.


*
Hướng dẫn chơi cờ tướng chi tiết

Nếu yêu thích trò chơi cờ tướng chắc hẳn những thông tin về cách chơi cờ tướng bạn sẽ không bỏ qua. Vậy hãy xem bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích gì liên quan tới trò chơi trí tuệ vạn người mê này nhé.

Mr.Đàm thừa nhận: anh dành 2 tiếng mỗi ngày để giải trí với Cờ Tướng. Vậy, Cờ Tướng có gì để một người “trăm công nghìn việc” như Đàm Vĩnh Hưng phải say mê đến vậy? Câu trả lời, sẽ đến từ bề dày lịch sử của Cờ Tướng.


*

Nhiều người vẫn nhầm tưởng, rằng Cờ Tướng có xuất xứ từ Trung Hoa. Điều này không sai, nhưng cũng chưa hẳn chính xác. Cờ Tướng cùng với Cờ Vua, đều có xuất xứ từ Saturanga, một trò chơi của Ấn Độ. Cờ Saturanga đi về phía Tây trở thành Cờ Vua và đi về phía Đông trở thành Cờ Tướng. Đây cũng chính là lí do mà vì sao Cờ Tướng và Cờ Vua lại có nhiều điểm giống nhau đến vậy.
Một trò chơi được phát minh ở nơi này, khi sang đến nơi khác, sẽ được thay đổi để trở nên phù hợp với văn hóa của nơi đó. Như vậy, Cờ Tướng đã có những thay đổi gì để trở thành “Quốc Hồn Quốc Túy” của Trung Quốc?
Dưới đây là một vài chi tiết cơ bản nhất về những thay đổi này:
- Thay vì dùng “Ô”, Cờ Tướng dùng “Đường” để đi Quân, nhờ vậy mà nâng điểm đi quân từ 64 lên 81.
- Đã là 2 nước phân tranh, thì cần phải có biên giới. Bởi vậy mà Cờ Tướng mới xuất hiện “Sông”. Kể từ đó, số điểm đi lại nâng lên thành 90.
- Là Quốc gia thì phải có “Cung cấm” và đã là Tướng thì không thể chạy khắp bàn cờ được. Vì thế mà “Cung” ra đời, khiến Tướng chỉ có thể di chuyển trong 9 điểm (Trung Quốc thường gọi là “Cửu Cung”).
- Để đơn giản hóa tối đa việc tạo ra một bàn cờ, các quân của Cờ Tướng đều được thiết kế giống nhau và phân biệt bằng chữ khắc trên đó. Điều này giúp Cờ Tướng trở nên dễ dàng phổ biến bên trong Trung Quốc, nhưng lại gây khó khăn khi tiến ra thế giới.
*

Ngoài ra, vào thời sơ khai, Cờ Tướng không có quân Pháo. Chỉ mãi tới sau này, vào thời nhà Đường, quân Pháo mới được đưa vào bàn cờ và từ đó tạo ra những sự khác biệt đầy đặc sắc trong chất chiến thuật của Cờ Tướng.
Có thể dễ dàng nhận thấy, sau khi thay đổi, Cờ Tướng đã mang trong mình những nét đặc sắc cực kỳ nổi bật của nền văn hóa phương Đông. Những khái niệm như “Sông”, “Thành”… là những điểm đặc thù vô cùng quen thuộc với người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cũng bởi lẽ đó, Cờ Tướng đã trở thành một môn giải trí thú vị và đầy tính chiến thuật được người Việt ưa chuộng từ bao đời nay.
*

Nếu bạn là người yêu thích Cờ Tướng, hãy lướt qua Ongame để trải nghiệm và tìm đối thủ xứng tầm cho mình.